Phun môi ăn dứa bao lâu, có tốt không? Khi nào ăn được?


Sau khi phun môi là một quá trình phục hồi rất quan trọng, quyết định thời gian phục hồi và kết quả lên màu môi như thế nào. Do vậy có những thông tin cho rằng ăn dứa sau khi phun môi sẽ rất tốt cho kết quả. Vậy phun môi ăn dứa bao lâu thì có kết quả mong muốn?

Vì sao phun môi nên ăn dứa?

Dứa là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng làm đẹp thần kỳ. Dứa đặc biệt tốt cho việc dưỡng da môi sau phẫu thuật, phun môi, xăm môi,…vậy dứa có chức năng gì cho việc dưỡng môi sau khi phun? 

Trong dứa có chứa một lượng lớn vitamin C có khả năng ức chế sắc tố melanin, cải thiện màu môi nhanh chóng sau khi phun. Đồng thời, hàm lượng alpha hydroxy acid rất dồi dào trong dứa có tác dụng tẩy tế bào da chết, kích thích da mau khô, tái tạo tế bào mới đẩy lớp tế bào đã phun mực lên trên. Giúp môi lên màu chuẩn nhất, nhanh chóng và tự nhiên.

Phun xăm môi ăn dứa được không
Tại sao phun môi phải ăn dứa? Dứa có tác dụng gì?

Sau phun môi ăn dứa sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương, giảm sưng, chảy máu do lượng dưỡng chất có lợi trong dứa giúp ôn dưỡng tế bào. Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng ngăn ngừa viêm nhiễm, kích ứng sau khi phun môi. Nhờ những chức năng tuyệt vời cực tốt như vậy nên các chuyên gia thường khuyến cáo nên ăn dứa sau khi phun môi để môi lên màu chuẩn và đẹp như mong muốn.

Phun môi ăn dứa bao lâu là tốt nhất?

Sau khi được khuyên ăn dứa sau phun môi thì rất nhiều thắc mắc rằng liệu phải ăn dứa đến bao lâu để đạt được kết quả. Nếu ăn quá nhiều thì có ảnh hưởng gì không?

Ăn dứa nhiều giúp môi nhanh phục hồi và lên màu chuẩn sau phun

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới hoàn toàn không chứa chất béo và protein nên bạn không cần lo ăn nhiều dứa sẽ tăng cân, lượng mỡ trong máu cao,..

Bên cạnh đó, dứa có rất nhiều các loại vitamin như C, B1, B2,..và nhiều vi lượng khoáng khác như sắt, canxi,…bổ sung dinh dưỡng cho máu, cho bạn nước da hồng hào, sắc môi tươi trẻ. Vì vậy thường xuyên sử dụng dứa rất tốt cho sức khỏe và việc phục hồi vết thương sau phun môi.

Phun xăm môi ăn dứa bao lâu thì được?

Sau khi phun môi, bạn nên ăn dứa thường xuyên hơn, một ngày ăn khoảng ½-1  quả dứa là được. Bạn có thể sử dụng dứa dưới nhiều hình thức chế biến để đỡ ngán như ép nước uống, ăn với muối, nấu ăn,…Hãy gọt sạch toàn bộ mắt dứa để tránh tình trạng rát lưỡi, tác động vật lý đến môi. Ngâm thật sạch dứa với muối trước khi ăn để loại nấm độc, vi sinh vật gây dị ứng và ngứa.

Phun xăm môi ăn dứa được không
Duy trì ăn dứa đến khi vết thương lành hẳn và chế biến đa dạng để đỡ ngán

Bạn nên chia đều ăn dứa vào những bữa ăn trong ngày. Không ăn một lúc quá nhiều dứa sẽ gây đau rát lưỡi, cổ họng. Ăn dứa khoảng 1-2 tháng đầu sau khi phun môi để thấy môi lên màu rõ rệt nhất, 3 tuần sau khi phun môi ăn dứa có thể bạn sẽ cảm nhận được sắc môi dần lên màu, bớt thâm nhưng nên duy trì đến khi vết thương trong tế bào lành hẳn để tránh tình trạng lên màu không chuẩn.

Những lưu ý khi ăn dứa sau xăm môi

Dứa rất tốt cho việc phục hồi môi và giúp môi mau chóng lên màu chuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng phù hợp thì sẽ phát huy được tối đa công dụng, ngược lại bị lạm dụng sai cách sẽ gây ra tác dụng phụ. Dưới đây là một vài lưu ý để giúp bạn phòng tránh mắc các lỗi sử dụng và an toàn cho bản thân.

Phun xăm môi ăn dứa được không
Ăn dứa đúng cách để không bị dị ứng và phản tác dụng

*Ăn dứa phải rửa thật sạch và không sử dụng quá liều lượng cùng một lúc sẽ bị kích ứng gây ngứa, tê đầu lưỡi

* Nên ăn dứa tươi nhiều để bảo toàn lượng vitamin C tối đa giúp môi lên màu đúng chuẩn. Dứa sau khi nấu chín sẽ mất đi hàm lượng vitamin C và một số khoáng chất khác sẽ làm giảm hiệu quả đáng kể

*Bảo quản và sử dụng dứa nhiều nhất là 3 ngày, không để quá lâu sẽ bị biến đổi chất dễ gây ngộ độc thực phẩm

*Để chắc chắn bạn không dị ứng với dứa nên thử chà sát nhẹ một ít dứa lên vùng da nhạy cảm để kiểm chứng. Không sử dụng dứa nếu có cảm giác ngứa, nổi mẩn.

*Nếu dị ứng với thành phần tự nhiên trong dứa bạn nên sử dụng các loại rau quả khác có vitamin và các dưỡng chất có lợi tương tự

*Không sử dụng dứa cho người đang mắc bệnh tiểu đường vì hàm lượng đường tự nhiên trong dứa khá cao sẽ diễn biến tình trạng bệnh nặng hơn.

*Chống chỉ định ăn dứa cho người bị viêm khớp sẽ gây hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh tình. Tuy dứa có đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm khớp nhưng nếu sử dụng nhiều sẽ gây phản tác dụng. Lượng đường trong dứa khi hấp thụ vào chịu sự chuyển hóa chất của dịch dạ dày sẽ biến đổi thành rượu và có lượng cồn tương đối cao. Việc này sẽ gây loãng xương và ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

*Không ăn dứa vào lúc đói dễ gây chóng mặt, buồn nôn,….

Những kiến thức cơ bản, cần thiết mà bài viết đã chia sẻ ở trên, Spa Uy Tín hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp được nghi vấn “ phun môi ăn dứa bao lâu”. Ngoài ra những giải đáp và thông tin liên quan sẽ giúp bạn biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả giúp môi lên màu nhanh, chuẩn như mong muốn.

 

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan