Xăm môi là một phương pháp làm đẹp rất phổ biến và được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng để sở hữu đôi môi tươi tắn, rạng rỡ mà không cần to son. Chỉ với những tác động nhỏ từ kỹ thuật xăm màu là chị em đã có thể có được màu môi hồng hào như mong muốn. Tuy nhiên, một số ít người sau khi xăm môi gặp phải tình trạng môi có mủ bất thường. Xăm môi bị mưng mủ là do đâu và cần xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ
Đôi nét về quy trình xăm môi
Trước hết, chúng ta cần biết xăm môi tác động tới môi như thế nào. Công nghệ xăm môi là cách chúng ta được đưa màu mực xăm vào dưới lớp hạ bì môi thông qua những đầu kim siêu nhỏ của dụng cụ xăm chuyên biệt. Những đầu kim này sẽ tác động nhanh và di liên tục trên môi, đưa màu mực vào toàn bộ vùng môi để giúp đôi môi có màu sắc rạng rỡ hơn
Thông thường, quy trình xăm môi sẽ bắt đầu từ khâu tư vấn, định hình màu môi. Khi thực hiện xăm, bạn sẽ được ủ tê môi, điều này giúp cho bạn không cảm thấy đau khi các đầu kim tác động lên da. Sau cùng, khi kết thúc, bạn sẽ có một quá trình nhiều ngày để môi hồi phục, bong vảy là định hình màu sắc. Nếu như quá trình xăm môi và hồi phục diễn ra bình thường thì chỉ sau khoảng 1 tuần là môi sẽ bong vảy và khoảng 1 – 2 tháng sau là bạn đã có thể có màu môi ổn định
Nhận biết môi bị mưng mủ sau khi xăm
Thật tốt nếu như quá trình xăm môi và lên màu diễn ra thuận lợi mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số trường hợp sau khi xăm môi, chị em gặp phải các vấn đề như nổi mụn, sưng đau, thâm, bầm, và đặc biệt là mưng mủ. Môi bị mưng mủ lâu hoặc chảy dịch quá nhiều là một dấu hiệu của nhiễm trùng mưng mủ môi sau khi xăm
Các dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường như:
- Thời gian môi đóng vảy và hồi phục chậm hơn bình thường
- Nổi mụn ở môi giống như mụn mủ hoặc mụn bọc
- Môi sưng, đau nhức
- Xuất hiện vết viêm loét, mủ to, chảy dịch nhiều
- Vùng môi bị bệnh có thể nóng hơn vùng khác, có trường hợp đau môi dẫn tới sốt nhẹ
Nguyên nhân của tình trạng xăm môi bị mưng mủ
Việc xăm môi bị mưng mủ, phồng rộp có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Cơ sở xăm môi cũ, sử dụng kỹ thuật xăm lạc hậu, kim xăm to và thô cứng tạo ra tổn thương lớn cho môi, khiến vi khuẩn xâm nhập gây mưng mủ môi
- Tay nghề thợ xăm kém: người kỹ thuật viên tay nghề kém hoặc quá non tay dễ không kiểm soát được lực tay, đi kim quá mạnh hoặc quá nhanh gây tổn thương da môi, vết thương lâu hồi phục và dễ xuất hiện tình trạng mưng mủ, phồng rộp
- Kim xăm không tiệt trùng: kim xăm hay những dụng cụ xăm môi nếu không được vệ sinh kỹ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây mủ và những căn bệnh truyền nhiễm lây truyền trong quá trình xăm môi
- Mực xăm kém chất lượng hoặc chứa thành phần có hại sẽ khiến cho màu môi lên không đẹp và khiến môi bị kích ứng, nhiễm trùng hay mưng mủ
- Chăm sóc môi không đúng cách, không vệ sinh môi sạch sẽ và không tuân thủ kiêng khem sau xăm có thể là một nguyên nhân khiến xăm môi bị mưng mủ.
Xăm môi bị mưng mủ bôi thuốc gì?
Khi xăm môi mưng mủ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống viêm thông dụng như Acyclovir hoặc Alpha Choay. Nhờ vào khả năng làm giảm viêm nhiễm, các loại thuốc này có thể giúp giảm sưng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục của môi.
Hằng ngày nên tăng cường cung cấp Vitamin C và E cho cơ thể. Những loại vitamin không chỉ giúp củng cố hệ thống miễn dịch cho vùng môi mà còn hỗ trợ sản xuất collagen, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng mọc mụn nước, giúp vùng môi nhanh chóng trở lại bình thường.
Ngoài ra, nếu bạn có ý định sử dụng thuốc bôi, có thể cân nhắc lựa chọn thêm Tetracyclin và Vaseline. Hai loại này đều là những giải pháp tốt để làm dịu da. Đặc biệt, Vaseline thường được đề xuất sử dụng sau khi vùng môi đã bong tróc, giúp bảo vệ và duy trì độ ẩm, từ đó giúp môi nhanh chóng lấy lại sức sống và màu sắc rạng rỡ.
Trong quá trình môi xăm bị mưng mủ, hãy luôn nhớ rằng, không nên tự ý áp dụng các loại thuốc hoặc sản phẩm nào khi chưa chắc chắn về thành phần và công dụng. Việc bạn tìm đến sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế là rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra an toàn và hiệu quả.
Xăm môi bị mưng mủ phải làm sao?
Việc sau khi xăm môi xuất hiện tình trạng mưng mủ hoặc bất cứ biến chứng nào khác đều là tình huống nguy hiểm nếu như không được xử lý kịp thời. Vì vậy, bạn cần trang bị những cách xử lý khi môi bị mưng mủ như sau:
Vệ sinh môi
Dù môi có bị mưng mủ hay không thì việc vệ sinh môi sạch sẽ vẫn luôn là khâu quan trọng mà bạn không được bỏ qua. Bạn cần vệ sinh môi sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bám trên môi. Nếu như môi chảy nước dịch, hãy dùng bông cotton nhẹ nhàng thấm khô nước dịch, sau đó mới vệ sinh môi. Lưu ý chỉ thấm nhẹ chứ không lau chùi, chà xát vì dế khiến môi bị tổn thương nặng hơn
Sử dụng thuốc
Khi môi bị mưng mủ, bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc kháng viêm cho môi như acyclovir, alphachoay, cephalexin. Đây là những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm khá an toàn và được sử dụng rộng rãi, thích hợp cho các tình trạng nhiễm trùng môi
Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp sử dụng các loại thuốc dạng bôi để giúp làm se mủ và mau chóng lành môi như thuốc bôi acyclovir, acyclostad, benzosali,… Với thuốc bôi, bạn cần làm sạch và thấm khô vùng da bị chảy mủ trước khi dùng thuốc, và lưu ý chỉ bôi thuốc ở vùng da cần điều trị. Tránh bôi thuốc lên vùng da lành vì có thể khiến nhiễm trùng lan rộng hơn.
Chăm sóc môi
Song song với việc điều trị mưng mủ bằng thuốc thì bạn vẫn cần duy trì và lưu ý đến chế độ chăm sóc môi. Cụ thể:
- Luôn giữ cho môi thật sạch và đeo khẩu trang bảo vệ môi
- Sử dụng ống hút, thìa khi ăn để hạn chế đồ ăn dính vào môi
- Không tác động mạnh vào môi
- Hạn chế các đồ ăn dễ khiến môi bị sẹo và mưng mủ như rau muống, thịt bò, đồ nếp…
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vitamin và dưỡng chất để môi mau hồi phục hơn.
Có thể nói, xăm môi bị mưng mủ là biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên bạn chỉ cần có biện pháp can thiệp xử lý đúng cách và kịp thời thì chỉ sau khoảng 3 – 7 ngày là môi sẽ sớm hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Spa uy tín chúc các chị em luôn làm đẹp an toàn.
Bài viết xem thêm
- Sau khi phun xăm môi bị khô nứt chảy máu thì xử lý thế nào?
- Phun và xăm môi có gì khác nhau? phương pháp nào tốt
Bình luận