Phun xăm lông mày là phương pháp thẩm mỹ đã quá quen thuộc với chị em phụ nữ chúng ta. Thông thường, sau khi thực hiện phun xăm tại cơ sở làm đẹp, các bác sĩ thường sẽ dặn dò chúng ta sử dụng một số loại thuốc mỡ bôi lông mày. Vậy bôi thuốc mỡ có tác dụng gì, cách sử dụng thuốc mỡ bôi lông này như thế nào. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thuốc mỡ bôi lông mày là gì?
Thuốc mỡ là một loại thuốc bao gồm thành phần dược phẩm trộn với một chất béo thường là vaseline, dùng để bôi ngoài da hoặc niêm mạc. Thông thường, thuốc mỡ sẽ có dạng kem đặc, nhờn, dùng để bảo vệ da hoặc đưa thành phần dược phẩm thấm vào da.

Thuốc mỡ bôi lông mày là dạng thuốc mỡ thường được các chuyên gia thẩm mỹ kê đơn cho khách hàng của mình sau khi thực hiện can thiệp phun xăm lông mày. Đây sẽ là loại thuộc dạng kem đặc bôi ngoài da với thành phần chủ yếu là kháng viêm, tránh nhiễm trùng cho vùng lông mày.
Tại sao nên sử dụng thuốc mỡ bôi lông mày?
Việc can thiệp như phun hay xăm lông mày mặc dù có tác động xâm lấn tương đối nhỏ nhưng ít nhiều cũng để lại những tổn thương nhất định đến vùng lông mày. Chính vì vậy, việc chăm sóc lông mày sau khi can thiệp thẩm mỹ có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả làm đẹp mà bôi thuốc mỡ cũng có một vị trí nhất định trong đó.
Các loại thuốc mỡ bôi lông mày thông thường sẽ có những công dụng như:
- Kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng cho vùng lông mày.
- Làm dịu vùng da sưng đỏ sau can thiệp thẩm mỹ.
- Cung cấp vitamin, độ ẩm và dưỡng chất thiết yếu giúp lớp vảy lông mày mau cứng và bong ra nhanh hơn.
- Giúp lông mày mau chóng hồi phục, lên màu chuẩn và giảm các nguy cơ hình thành sẹo…
Cách bôi thuốc mỡ lông mày sao cho đúng?
Mặc dù cách sử dụng thuốc mỡ chỉ là việc bôi thuốc lên vùng lông mày, tuy nhiên bôi thuốc thế nào sao cho đúng lại là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Các bước thực hiện bôi thuốc mỡ lông mày như sau:

- Bước 1: Làm sạch tay: Trước khi thực hiện bôi thuốc, bạn nên rửa tay thật sạch và sát khuẩn với nước sát khuẩn để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào vùng lông mày. Nếu cẩn thận hơn, sau khi làm sạch tay, bạn có thể dùng tăm bông tiệt trùng để bôi thuốc thay vì dùng tay trần.
- Bước 2: Làm sạch lông mày: Làm sạch vùng lông mày với bông cotton và nước ấm hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn quanh khu vực cần bôi thuốc.
- Bước 3: Bôi thuốc mỡ: Lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi nhẹ nhàng lên vùng lông mày. Lưu ý không bôi thuốc quá dày hoặc quá mỏng gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dưỡng chất. Việc sử dụng thuốc mỡ bôi lông mày có thể lặp lại 2 -3 lần trong một ngày và nên bôi đều đặn trong khoảng 3 – 5 ngày đầu sau khi thực hiện phun xăm.
Bôi thuốc mỡ cho lông mày loại nào tốt?
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều loại thuốc mỡ bôi lông mày khác nhau, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc mỡ thường được các bác sĩ thẩm mỹ khuyên dùng dưới đây:
Thuốc mỡ bôi lông mày Tetracyclin

Tetracyclin 1% được sử dụng khá phổ biến và được ứng dụng trong việc điều trị tình trạng nhiễm khuẩn bề mặt vùng niêm mạc mắt hay lông mày. Khi sử dụng với vùng lông mày, thuốc sẽ hỗ trợ làm dịu vùng lông mày, làm mềm da, bảo vệ da và giúp vùng lông mày mau chóng phục hồi sau khi thực hiện phun xăm.
Thuốc mỡ Chlorocina – H

Chlorocina – H với thành phần chính bao gồm cloramphenicol và streptomyces venezuelae có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn cho lông mày hiệu quả. Bên cạnh đó, Chlorocina – H còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp lớp vảy bong ra nhanh chóng mà không để lại sẹo.
Thuốc mỡ Power Repair CSLab Complex

Thuốc mỡ Power Repair CSLab Complex được chiết xuất từ thiên nhiên giúp nuôi dưỡng an toàn cho các vùng da như lông mày và môi. Bên cạnh công dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm lông mày, thuốc còn giúp tăng độ đàn hồi cho vùng lông mày sau khi vảy bong, giúp cho lông mày ổn định và đều màu hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc mỡ bôi lông mày
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc mỡ bôi lông mày nói riêng và chăm sóc lông mày sau phun xăm nói chung, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Không tiếp xúc với nước trong 24h đầu sau can thiệp thẩm mỹ.
- Vệ sinh lông mày sạch sẽ hàng ngày và trước mỗi lần bôi thuốc mỡ bằng nước muối sinh lý.
- Kiểm tra kỹ các thành phần của thuốc mỡ, tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bôi thêm ibuprofen nếu da bạn quá nhạy cảm.
- Kiên trì bôi thuốc mỡ và để lớp vảy bong ra một cách tự nhiên, tuyệt đối không dùng tay bóc vảy.
- Sử dụng thêm nhiều loại trái cây bổ sung vitamin và khoáng chất có lợi cho quá trình hồi phục của lông mày.
Trên đây là những chia sẻ về thuốc mỡ bôi lông mày và cách sử dụng thuốc mà chị em cần biết để giúp cho hàng lông mày được hồi phục đúng cách và an toàn. Chúc chị em thành công và sớm có được hàng lông mày đẹp như ý muốn.
Bình luận